Trong thời đại phát triển hiện nay, kỹ năng mềm càng được các nhà tuyển dụng xem trọng và đánh giá cao. Thật vậy, ngày nay các bằng cấp và trình độ học vấn chưa đủ để các nhà tuyển dụng lao động quyết định, họ còn xem xét căn cứ vào các yếu tố cá nhân như: sự nhạy bén trong công việc, kỹ năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, đây là các kỹ năng mềm quan trọng.
Kỹ năng mềm (Soft skills) là một thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.
Một số kỹ năng mềm được sử dụng trong công việc và đời sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh đạo, thái độ tích cực, kỹ năng làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp… Những kỹ năng này được vận dụng và định nghĩa cho từng trường hợp và khía cạnh cụ thể. Chúng được chia làm 2 nhóm chính:
• Nhóm 1: Kỹ năng đối nội bao gồm các kỹ năng như quản lý bản thân, lập kế hoạch, lắng nghe, học hỏi…
• Nhóm 2: Kỹ năng đối ngoại như kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức quản lý…
>>> Xem thêm: Chi phí đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Cách xây dựng bảng học tập cá nhân hoàn chỉnh
Các kỹ năng mềm thông thường được hình thành từ quá trình hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc mà cá nhân tự trải nghiệm, không qua trường lớp. Nó là yếu tố giúp ta tạo dựng các mối quan hệ với người khác.
Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được chứng minh có một vai trò to lớn trong cuộc sống và công việc. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, các top tỷ phú giàu nhất thế giới có chỉ số EQ rất cao. Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Bên cạnh đó, những người sử dụng lao động thường rất coi trọng các kỹ năng mềm, bởi đó là một nhân tố quan trọng để đánh giá rất hiệu quả công việc cùng với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Khi bạn có kỹ năng mềm về xử lý tình huống và vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả sẽ rất được các nhà tuyển dụng coi trọng.
Kỹ năng mềm bao gồm rất nhiều loại kỹ năng khác nhau, dựa vào tính chất của từng công việc mà bạn có thể chú trọng phát triển một số kĩ năng nhất định. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc ở vị trí nhân viên thì các kỹ năng cần thiết bao gồm: kỹ năng lắng nghe, làm việc nhóm, kỹ năng phản biện… là vô cùng cần thiết. Hoặc đối với các nhân viên kinh doanh, diễn thuyết…thì kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, đàm phán là một yếu tố không thể thiếu.
Tuy nhiên, có các kỹ năng mềm cơ bản mà ai cũng cần có để thành công, đó là:
– Lạc quan, có ý chí phấn đấu: Những kỹ năng này giúp lạc quan, có niềm đam mê với công việc và động lực phát triển hơn. Cùng với đó, thái độ lạc quan và ý chí phấn đấu chính là chìa khóa giúp bạn vượt qua những trở ngại, thách thức trong công việc. Hơn nữa, các kỹ năng này còn có thể giúp bạn giảm stress khi thực hiện công việc.
– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một hoạt động hàng ngày của con người, thế nhưng cách giao tiếp sao cho hiệu quả lại đòi hỏi sự trau dồi không ngừng. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng các mối quan hệ. Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải có khả năng trình bày rõ ràng, thuyết phục và hướng người khác theo ý tưởng của mình… đặc biệt, nếu bạn đang là một nhà lãnh đạo.
– Tự tin: Nếu bạn có sự tự tin, bạn đã có được 50% yếu tố của sự thành công. Tự tin giúp bạn đễ dàng gây chú ý và tạo thiện cảm. Bạn sẵn sàng tiếp nhận mọi thử thác và đảm nhận các công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mình. Ngược lại, thiếu tự tin sẽ làm bạn bỏ qua nhiều cơ hội chúng tỏ bản thân, khám phá năng lực tiềm ẩn của mình.
– Kỹ năng làm việc nhóm: Trong môi trường làm việc hiện đại, công tác làm việc nhóm là không thể thiếu để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chung. Vì vậy kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng hòa hợp với tập thể về tích cách, quan điểm.
– Kỹ năng xác định mục tiêu: Để hoàn thành mục tiêu bạn cần phải biết mình muốn gì, cần chuẩn bị những gì và làm gì. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp bạn thiết lập ra kế hoạch trước mắt hoặc dài hạn giúp cho việc hoàn thành công việc dễ dàng và hiệu quả.