Quy trình đào tạo nguồn lực mà doanh nghiệp cần nắm

Nhân sự là yếu tố quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều công ty được xem xét là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức. Để có được hiệu quả đào tạo tối ưu cần phải xây dựng quy trình đào tạo phù hợp. Qua bài viết này, Lạc Việt sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp của bạn các bước trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả nhất. 

Đào tạo nguồn nhân lực 1

Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo

Bước đầu trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực mà doanh nghiệp cần hướng đến và xác định mục tiêu, kết quả sau đào tạo là gì. Việc này bao gồm các mục tiêu cụ thể như: ký năng đạt được sau đào tạo, trình độ kỹ năng cần có, thời gian đào tạo, số lượng học viên và cơ cấu đào tạo là gì.

Đây là bước đầu giúp nhà quản trị nâng cao hệu suất đào tạo, phát triển nguồn lực và là cơ sở để đánh giá người lao động trong mỗi công ty, tổ chức.

Việc xác định đúng mục tiêu đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết giảm chi phí và công sức trong quá trình tổ chức. Do đó, mục tiêu đào tạo càng rõ ràng và cụ thể càng giúp cho nhà lãnh đạo dễ dàng đánh giá được kết quả sau mỗi lần thực hiện. 

Đào tạo nguồn nhân lực 2

>>> Xem thêm: Phần mềm elearning – Phần mềm đào tạo hiệu quả nhất hiện nay

Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

– Các yếu tố bên ngoài và môi trường

Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như khung cảnh kinh tế, dân số và lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa và xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, và chính quyền/đoàn thể. 

– Môi trường bên trong

Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông, và sau cùng là công đoàn.

Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh và đưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động, kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp.

Bước 3: Phân tích tình trạng nguồn nhân lực hiện tại

Việc phân tích nguồn lực thực tại của doanh nghiệp giúp tổ chức xác định được các thế mạnh, điểm yếu cũng như các khó khăn và thuận lợi trong tổ chức.

Việc này sẽ giúp nhà quản trị làm rõ về nguồn nhân lực hiện có của mình và mức độ sử dụng ra sao. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu nguồn lao động của doanh nghiệp và làm cơ sở dự báo về nhu cầu cung cấp nhân lực trong tương lai. 

Đào tạo nguồn nhân lực 3

>>> Xem thêm: Những kỹ năng Teamwork quan trọng

Bước 4: Đưa ra quyết định tăng giảm nguồn nhân lực

Dựa trên cơ sở phân tích nguồn lực ở phía trên trong các kế hoạch hiện tại và dài hạn nhân sự. Doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và các chương trình, kế hoạch về việc tăng, giảm nguồn nhân lực. Từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh và thích nghi phù hợp với nhu cầu mới. 

Bước 5: Xây dựng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, môn học, bài học được xây dựng thành hệ thống để thấy những nội dung nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cở đó sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chương trình đào tạo phải dựa trên cở sở nhu cầu thực tế và mục tiêu đào tạo đã được xác định. Sau đó doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế và năng lực tài chính, cơ sở vật chất…. để lựa chọn phương án đào tạo phù hợp. 

Bước 6: Thực hiện đào tạo nhân sự

Bước tiếp theo là tiến hành thực hiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực đã đưa ra. 
Mục tiêu của việc học tập và đào tạo này nhằm thay đổi kiến thức, hành vi và thái độ của người học. Và đối với mỗi mục tiêu và mức độ khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những phương pháp phù hợp và đúng đắn.

Bước 7: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là hướng dẫn các hoạt động hoặc định nguồn nhân lực, xác định các sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và đề ra các biện pháp hoàn thiện.

Các đánh giá bằng định lượng thường có tính khách quan hơn và giúp cho doanh nghiệp thấy được các sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện một cách rõ ràng hơn trong các lĩnh vực sau: số lượng và chất lượng nhân viên; năng suất lao động; tỷ lệ thuyên chuyển nhân viên, đặc biệt là những nhân viên mới tuyển; chi tuyển dụng đối với một số nhân viên; sự hài lòng của nhân viên đối với công việc v.v…

Có thể bạn quan tâm: