Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập 

Quá trình học tập lâu dài dễ dàng khiến bản thân học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất đi hứng thú trong học tập. Vì vậy, đối với cả giảng viên và học viên nên biết các phương pháp tạo hứng thú trong học tập để cơ thể và trí não có thời gian phục hồi, thư giản và tạo kết quả học tập tối ưu nhất. Dưới đây là 10 phương pháp gọi ý giúp cho những bài học trở nên thú vị hơn. 

Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập 1

1. Thu hút sự chú ý bằng cách đặt câu hỏi hoặc tổ chức trò chơi nhỏ

Vào đầu tiết học hay bài giảng có vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng cả buổi học. Vì vậy giáo viên nên tận dụng khoản thời gian này thu hút sự chú ý của học sinh.
Thay vì đi ngày vào bài giảng mới, giáo viên có thể đặt vài câu hỏi gợi ý liên quan để ôn lại kiến thức cũ hoặc dẫn dắt cho bài học mới. Từ đó kích thích sự hứng thú của học sinh. Hoặc tạo ra các trò chơi phù hợp với thời gian và nội dung bài học để lồng ghép vào.  

2. Dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng

Khuynh hướng giảng dạy một chiều từ giáo viên dễ gây nhàm chán cho các tiết học. Một cách khắc phụ điều này là giáo viên có thể linh động áp dụng các câu chuyện, hình ảnh liên quan đến bài học giúp nội dung trở nên mới mẻ và thú vị hơn.

Thay vì chăm chăm ghi và chép, thực tế cho thấy các mẩu chuyện nhỏ hài hước của giáo viên sẽ giúp học sinh thoải mái và dễ dàng tiếp nhận bai học hơn. Từ đó áp lực học tập được giảm xuống đáng kể. Ngoài ra việc này còn giúp gắng kết giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên đòi hỏi, người thầy giáo phải linh động và có nhiều kỹ năng để dẫn dắt học sinh trong suốt buổi học. 

>>> Xem thêm: 5 Kho bài giảng E-Learning phố biến nhất hiện nay 2021

3. Trưng bày sản phẩm học tập của học sinh

Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập 2

Các sản phẩm thủ công của học sinh được nhiều giáo viên áp dụng trong phương pháp giảng dạy ngày nay. Việc trưng bài các sản phẩm như tranh vẻ, nội dung bài học theo sơ đồ mindmap…. Vừa giúp học sinh hứng thú, và tạo kỹ năng thống kê, đúc kết bài học, mang lại hiệu quả học tập cao. Các sản phẩm được trưng bài giúp học sinh hãnh diện và cảm thấy tự hào về thành quả đạt được. Giúp các em nỗ lực phấn đấu để dành được nhiều lời khen trong tương lai.

4. Tăng cường các hoạt động kể chuyện, thuyết trình về bài học

Một phương pháp hiện đại được áp dụng trong trường học là phân vai kể chuyện cho các học sinh, hoặc chia nhóm thuyết trình về nội dung bài học.
Lúc này vai trò của giáo viên là điều tiết, hướng dẫn, lắng nghe và cho ý kiến nhận xét đánh giá của mình. Dần dần sẽ giúp các học sinh tự giác nghiêm túc trong các vai trò được giao, những học viên khác thì rèn luyện được khả năng lắng nghe, tổng hợp và giữ gìn trật tự của mình. 

5. Tăng độ tương tác giữa giáo viên và học sinh

Sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học viên trong buổi học thực sự đóng vai trò rất quan trọng. Nếu trong suốt buổi học mà thầy cô và học sinh không tương tác qua lại thì buổi học sẽ thực sự rất nhàm chán, tẻ nhạt.
Bằng cách nào đó, giảng viên đứng lớp phải là người chủ động để tăng sự tương tác này lên. Tạo không khí thoải mái và khơi gợi sự hứng thú từ các em học sinh.

6. Giảng bài một cách hài hước

Nghiêm túc trong các buổi học là một điều cần thiết, tuy nhiên việc quá nghiêm túc sẽ khiến học sinh cảm thấy bị ép buộc, không thoải mái, khiến cơ thể dễ căn thẳng, mệt mỏi, và tiếp thu kiến thức khó khăn hơn. 

Vì vậy, việc tạo không khí thoải mái, hài hước trong giờ học là điều các giảng viên cần chú trọng. 
Đây là một cách giáo dục hay cần được áp dụng thường xuyên. Thực tế cho thấy, một người giáo viên có tính hài hước thường được học sinh yêu mến và gần gũi hơn những giáo viên quá cứng nhắc.

>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

7. Tạo hoạt động tập thể, nhóm

Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập 2

Đối với tâm lý học sinh, khi được hoạt động tập thể, trao đổi các bạn với nhau sẽ giúp các em hứng thú và nhiệt tình đóng góp ý kiến.
Việc thi đua giữa các nhóm cũng là động lực giúp các em gắng kết, xây dựng và phát triển bài học, giúp tiết học trở nên sôi nổi hơn. 
Tuy nhiên, hoạt động này cũng có thể gây ra mất trật tự, nên đòi hỏi các giáo viên phải giám sát chặt chẽ , nhắc nhỏ và đôn đốc các em suốt quá trình hoạt động. 

8. Chuẩn bị giáo án một cách kỹ lưỡng

Trọng tâm tạo nên chất lượng của một môn học là một giáo án được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước giờ lên lớp. Giáo án hời hợt, không tập trung  trọng tâm, thiếu logic sẽ khiến chất lượng bài giảng không được đảm bảo, khiến các kiến thức trở nên dài dòng, lan man, làm học sinh khó hiểu và dễ gây nhàm chán.

Do đó, giáo viên phải nắm rõ mục đích và chuẩn bị trước cho nội dung giáo án cũng như những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau buổi học. Một giáo án hiệu quả nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý chính và nắm rõ nội dung bài học, có cách dẫn dắt hợp lý giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

9. Trở thành hình mẫu cho học sinh

Một cách tạo hứng thú và sự tôn trọng của học sinh là trở thành hình mẫu cho học sinh noi theo. Ngời giáo viên cần chú ý đến cách hàng xử, chuẩn mực đạo đức cả ở giảng đường và bên ngoài xã hội
Việc các giáo viên tích cực nâng cao năng lực chuyên môn,  trình độ học vấn cũng góp phần tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các em học hành. Chính những thành tích mà giáo viên đạt được sẽ là một trong các động lực giúp học sinh cố gắng nỗ lực trong học trong tương lai.

10. Sử dụng sơ đồ Mindmap

Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập 2

Mindmap là bản đồ tư duy hiện nay đang dần trở nên phổ biến, được nhiều giáo viên sử dụng để tổng kết kiến thức. Mọi lĩnh vực đều có thể xây dựng nội dung thành bản đồ tư duy. Đây thực sự là bí quyết giảng bài hay cần được phát triển và ứng dụng nhiều hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bản đồ tư duy giúp kích thích khả năng quan sát, suy luận logic, đặt vấn đề của học sinh, rất phù hợp với sự phát triển tự nhiên của hệ thần kinh não bộ.
Khi giáo viên sử dụng mindmap vào giảng dạy, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong bài học. Loại bản đồ này thường kết hợp nhiều hình ảnh với màu sắc để diễn tả, số lượng câu chữ được lược bỏ rất nhiều, giúp học sinh tư duy và tìm ra các mối liên quan giữa các kiến thức được học. Từ đó, học sinh sẽ dễ hiểu và ghi nhớ tốt hơn các khái niệm và nội dung chính của bài giảng.

Trên đây là top 10 phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho học sinh từ đó mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. 

Có thể bạn quan tâm: