Kỹ năng lắng nghe có thể thấy là một trong các kỹ năng mà rất nhiều người còn xem nhẹ. Mặc dù, trong mọi công việc, đây được xem là kỹ năng, yếu tố sống còn, và không phải ai cũng dễ dàng có được kỹ năng này. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì? Phải làm gì để rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả? Bài viết dưới đây Lạc Việt sẽ đề cập đến những nguyên tắc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua để mang lại hiệu quả tối ưu trong giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe là một quá trình người nghe chủ động tiếp nhận thông tin trong cuộc đối thoại, với chủ đích mong muốn được lĩnh hội thông tin và có thể hiểu nội dung của người nói mong muốn truyền đạt. Kỹ năng này không chỉ dừng ở việc nghe một cách thụ động mà còn cần phải thể hiện những cảm xúc thông qua các trạng thái đồng cảm, ủng hộ, thán thành thậm chí là phản đối, kiến nghị, đưa lời khuyên.
>>> Xem thêm: Lý do tại sao cần đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp của bạn
Kỹ năng lắng nghe mang lại nhiều hiệu quả tích cực như:
• Đối với công việc: thông qua lắng nghe, giúp bạn học hỏi kinh nghiệm từ các lãnh đạo, các đồng nghiệp đi trước, đây là chìa khóa giúp tạo thiện cảm và gầy dựng mối quan hệ, tạo kết nối trong tổ chức. Việc lắng nghe, tiếp thu và đưa ra các ý kiến góp phần tích cực trong giải quyết vấn đề trong công việc và tránh các xung đột không đáng có xảy ra.
• Trong mối quan hệ xã hội hằng ngày, một người biết lắng nghe sẽ làm các mối quan hệ trở nên nhu hòa, tốt đẹp hơn. Giúp cho mọi người thấu hiểu nhau, gắn bó hơn.
>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm đào tạo trực tuyến Elearning tốt nhất cho doanh nghiệp 2021
Tập trung và cuộc đối thoại là yếu tố hàng đầu góp phần thành công một cuộc giao tiếp hiệu quả. Chỉ khi thật sự chủ động lắng nghe chi tiết từ người đối diện bạn mới có thể hiễu một cách rõ ràng nội dung người nói cần truyền tải và đưa ra lời khuyên, ý kiến đúng lúc. Bên cạnh đó, đôi khi trong quá trình nghe bạn nên chủ động hỏi gợi ý đúng lúc để câu chuyện có tính tương tác và hiệu quả hơn.
Đây là vấn đề về sự tế nhị trong giao tiếp. Trong một cuộc trò chuyện, nếu người nói đang trình bày nội dung bạn không nên cắt ngang mạch câu chuyện vì có thể bị xem là bất lịch sự, thậm chí là vô duyên. Vì vậy, bạn phải lưu ý, tránh mắc phải trường hợp này nhé.
Việc nghe thôi chưa đủ, bạn cần phải có khả năng đồng cảm và thấu hiểu với người nói. Việc này bạn có thể thể hiện bằng các cử chỉ, điệu bộ đơn giản thông qua ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, gật đầu, tỏ vẻ đồng tình, cảm thông…
Một điều rất khó khăn, tuy nhiên lại mang hiệu quả cao nhất là đặt vị trí người nghe ở thế trung lập, không áp đặt, phán xét, hay nhìn góc nhìn phiến diện của bản thân. Mà hãy nghe và đặt mình ở vị trí đa chiều. Thể hiện tính chuyên nghiệp trong cuộc đối thoại, hãy bắt đầu kỹ năng lắng nghe bằng việc tập trung để cuộc giao tiếp trở nên chuyên nghiệp hơn.
Như đã nói ở trên, việc đặt câu hỏi chen ngang vào cuộc trò chuyện sẽ là việc rất tế nghị. Tuy nhiên, nếu việc đặt câu hỏi đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả cao, mang tính tương tác tích cực trong giao tiếp.
Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể biểu đạt sự tương tác sẽ dễ dàng đồng cảm với người nói trong cuộc đối thoại. Ví dụ, khi người bạn thân của bạn đang tường thuật về một câu chuyện buồn và bạn ý khóc rất nhiều, lúc đấy tốt nhất là bạn hãy nắm tay, vỗ lưng hay có những cử chỉ thông cảm và thấu hiểu để chia sẽ với bạn đó.
Yếu tố mang đến sự thành công nhất của kỹ năng lắng nghe là đưa ra những đóng góp ý kiến sau đó, Đây được xem là chìa khóa vàng trong kỹ năng giao tiếp. Việc cần làm là bạn thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, trung thực để đối phương hiểu và tiếp nhận ý kiến đó.
Trên đây là các kiến thức hữu ích dành cho việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe của bạn. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc nghe để hiểu mà còn cần sự thông cảm, thấu hiểu và đưa ra các lời khuyên cần thiết đúng lúc. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp hiệu quả được rất nhiều người áp dụng thành công trong công việc.