Năng lực hoạt động tập thể được xem là năng lực quan trọng quyết định thành công trong xã hội hiện nay. Vì vậy, đào tạo phát triển năng lực hợp tác trở thành xu thế trong giáo dục hiện đại, và việc dạy học theo nhóm chính là sự phản ánh thực tiễn xu thế đó.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức một cách bài bản sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm của mỗi cá nhân; phát triển năng lực hợp tác làm việc và năng lực giao tiếp của từng học sinh.
I. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp phân công dạy và học theo nhóm giúp mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động. Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm. Sẵn dàng đưa ra các quan điểm cá nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Giúp cho các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung.
Phương pháp dạy học theo nhóm còn có các cách gọi khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tại đây học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm về một mục tiêu chung nào đó, phân công nhiệm vụ từng người để hoàn thành mục tiêu chung.
>>> Xem thêm: 5 Kho bài giảng E-Learning phố biến nhất hiện nay 2021
II. Quy trình thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm thường chia lớp học thành những nhóm nhỏ từ bốn đến sáu học sinh. Tùy mục đích mỗi môn học mà các nhóm được chia ngầu nghiên hay có chủ đích, ổn định trong cả môn học hay thay đổi theo từng hoạt động cụ thể. Các nhóm nhỏ có thể nhận chung một chủ đề hoặc mỗi nhóm mỗi nhiệm vụ khác nhau.
Cấu tạo của phương pháp dạy học theo nhóm thường gồm các bước sau:
Bước 1. Làm việc tập thể cả lớp
- Giáo viên giới thiệu chủ đề chung cần thảo luật, đặt vấn đề và đưa nhiệm vụ
- Tiến hành tổ chức phân nhóm và phân nhiệm vụ cho từng nhóm. Quy định về thời gian làm việc và phân công vị trí cho từng cá nhân.
- Hướng dẫn cách thực hiện cụ thể nếu cần thiết
Bước 2. Làm việc theo nhóm
- Lập chi tiết kế hoạch làm việc để đạt mục tiêu
- Thống nhất quy tắc làm việc của cả nhóm
- Phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
- Trao đổi, đóng góp ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Phân công đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận cùng cả lớp và tổng kết
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc và tổng kết vấn đề được giao của nhóm.
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi thảo luận và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết và nhận xét từng nhóm, đúc kết mục tiêu cuối và đặt vấn đề cho bài học tiếp theo.
III. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo nhóm
- Học sinh được phát huy năng lực tiềm ẩn trên nhiều phương diện
- Học sinh dễ dàng thể hiện quan điểm cá nhân; trao đổi, thảo luận và đưa ra cách giải quyết tối ưu cho nhiệm vụ được giao. Thông qua đó chủ động tiếp nhận kiến thức làm tăng tính tư duy, khoa học và phán đoán của học sinh
- Các thành viên chủ động trong việc phân công nhiệm vụ. Vì đồng trang lứa nên dễ dàng chia sẽ quan điểm, cùng nhau xây dựng bài học trên tinh thần học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên bền vũng, sâu sắc và dễ nhớ hơn. Học sinh cũng cảm nhận được thành tựu khi có sự đóng góp của bản thân khi tham gia vào thành công chung của lớp.
- Các học sinh nhút nhát trở nên mạnh bạo hơn, các em được thoải mái trình bài ý kiến của mình, từ đó dễ dàng hòa nhập đồng đồng. Tạo sự tự tin cho các em và hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
- Vốn kinh nghiệm xã hội của học sinh trở nên phong phú, tăng kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong tập thể.
>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
IV. Các hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm
- Một số học sinh có tâm lý nhút nhát mà không tham gia hoạt động. Nếu không có sự giám sát và phân công hợp lý từ giáo viên dễ dẫn đến tình trạng chỉ một vài cá nhân trong nhóm tham gia còn số khác trở nên lu mờ, không đóng góp vào hoạt động nhóm.
- Việc trao đổi thảo luận quá đà dễ gây phân tán hoặc xãy ra mâu thuẩn gay gắt giữa các thành viên trong nhóm
- Thời gian chuẩn bị cần kéo dài hơn
- Đối với lớp có đông học sinh thì việc tổ chức thảo luận tốn nhiều không gian, khó di chuyển. Việc trao đổi thảo luận dễ dẫn đến mất trật tự, ồn ào, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, các lớp học khác.
V. Các trường hợp nên áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm
- Chỉ những hoạt động cần sự phối hợp của tập thể, mang lại hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này
- Dùng trong các trường hợp cũng cố chủ đề đã học hoặc tìm hiểu một chủ đề hoàn toàn mới
- Sử dụng các câu hỏi để kiểm tra có nên tổ chức phương pháp hoạt động nhóm hay không như:
- Chủ đề này có hợp với phương pháp hoạt động nhóm không?
- Các nhóm phân công cùng nhiệm vụ hay các nhiệm vụ đơn lẻ?
- Học sinh có đủ nền tảng kiến thức giải quyết vấn đề chưa?
- Nên phâm công nhiệm vụ cá nhân như thế nào?
- Chia nhóm dựa trên các tiêu chí nào?
- Cách tổ chức không gian hoạt động nhóm như thế nào?
Dựa vào bài viết này, hy vọng các thầy cô có thể áp dụng cho việc tổ chức phương pháp dạy học theo nhóm cho lớp học của mình.
Ngoài ra nếu cần tham khảo về hệ thống đào tạo trực tuyến, phù hợp với xu thế hiện nay, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, thầy cô có thể tham khảo hệ thống đào tạo trực tuyến Elearning của Lạc Việt.
Đăng ký dùng thử 30 Ngày MIỄN PHÍ tại đây.
Có thể bạn quan tâm: