Nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đầu tư đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt nhu cầu học tập bồi dưỡng là vô cùng lớn. Nhất là trong thời đại phát triển thịnh vượng của Internet thì E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết nhu cầu này.
Những năm gần đây, nhiều trường học Việt Nam và các doanh nghiệp đã bắt đầu chuẩn bị cho một phương thức đào tạo tiên tiến: đào tạo trực tuyến qua mạng. Đào tạo bằng hệ thống Elearning đang trở thành một xu thế tất yếu của giáo dục.
E-learning cho phép học viên tìm kiếm một cách trực tiếp và chủ động tiếp cận những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, kiểm tra lại những phần đã học một cách nhanh chóng. Có thể trao đổi với những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học trên cùng một nền tảng, những điều mà theo cách học truyền thống đang hạn chế, vì tính rụn rè và e ngại của học viên, hoặc nếu có thì phải cần chi phí quá cao.
Tại hệ thống E-learning các bài học được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính. Nói tóm lại E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, giảng dạy dựa trên thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông.
Các đặc điểm cơ bản của Elearning bao gồm:
• Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông.
• E-learning hiệu quả hơn pháp học truyền thống do đào tạo bằng e-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện (video, hình ảnh, đồ họa, game…), tạo điều kiện cho người học hứng thú với bài giảng hơn, trao đổi thông tin dễ dàng hơn, người học hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
• E-Learning sẽ dần trở thành xu thế tất yếu trong vài năm tới, nổi bậc trong nền kinh tế tri thức.
>>> Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống Elearning
- Hệ thống quản trị học tập (LMS - Learning Management System) là một hệ thống dịch vụ dùng để quản lý việc tìm kiếm nội dung và phân phối nội dung học tập đến người học, nói khác hơn là LMS quản lý các quá trình học tập.
>>> Xem thêm chi tiết về LMS hệ thống quản lý học tập tại đây!
- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS- Learning Content Management System): Một LCMS là một môi trường dành cho nhiều người dùng, tại đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại nội dung trước đó hoặc dùng để quản lý và phân phối bài giảng, khóa học trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.
Một hệ thống E-learning thông thường bao gồm 3 thành phần chính:
- Cơ sở hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu - cuối dành cho học viên, giảng viên thiết bị tại các cơ sở cung cấp mạng, dịch vụ truyền thông,...
- Cơ sở hạ tầng phần mềm (software) : Các phần mềm Elearning Lạc Việt, LMS, LCMS (MarcoMedia, Aurthorware, Toolbook,...)
- Nội dung bài giảng, chương trình đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng nhất của hệ thống E-learning quyết định thành công của toàn bộ mô hình là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo.
Trong vài năm tới, E-learning là một xu hướng tất yếu, nhờ phương pháp đào tạo này mọi người ở bất kỳ nơi đâu, thời điểm nào đều có thể tham gia những khoá học tốt nhất, phù hợp nhất và được hướng dẫn bới những giáo viên giỏi nhất. Nếu nắm được cấu trúc của một hệ thống E-learning chúng ta có thể tin học hóa từng bước trong quy trình đào tạo. Sự kết hợp giữa chương trình công nghệ mới và điểm mạnh của phương pháp học tập truyền thống nhất định sẽ tạo được hiệu quả học tập cao nhất dành cho học viên.
• Top 7 lĩnh vực ứng dụng hệ thống đào tạo trực tuyến elearning
• Tiêu chuẩn phần mềm đào tạo trực tuyến Elearning: SCORM, xAPI, AICC
• Phương pháp đào tạo trực tuyến – Xu hướng của thời đại
• Đào tạo trực tuyến tại Việt Nam
• Mô hình đào tạo trực tuyến gồm những gì?