Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

Mỗi thế hệ nguồn nhân lực sẽ có nhu cầu, đặc điểm tìm việc khác nhau, chỉ khi nắm rõ được nhu cầu đó, bạn mới có thể thiết lập quy trình tuyển dụng nhân sự một cách hiệu quả. Đặc biệt trong đó, thế hệ Gen Z được sinh ra và phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng nhân sự bạn cần tận dụng tối đa yếu tố này để thu hút được nhiều ứng viên trẻ, năng động và tài năng. 

Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

I.    Đặc điểm nhu cầu gen Z trong quy trình tuyển dụng nhân sự

1. Gen Z- Thế hệ không gò bó trong các nguyên tắc. 

Khác với các thế hệ đi trước, nhân viên Gen Z thích làm theo những gì mình thích, không muốn gò bó theo những nguyên tắc của tổ chức. Tuy nhiên, không phải lúc nào đây cũng là các hạn chế mà doanh nghiệp e ngại khi tuyển dụng thế hệ này. Đôi khi sự phá vỡ nguyên tắc của họ tạo nên sự đột phá bất ngờ. Giúp doanh nghiệp đổi mới với những ý tưởng sáng tạo mới, hoặc có những phương pháp đột phá để giải quyết công việc hiệu quả hơn. 

>>> Xem thêm: Phương pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên nhanh hiệu quả nhất

2. Là thế hệ chú trọng đến các phúc lợi đi kèm, các khoản phụ cấp đặc biệt. 

Cung cấp cho Gen Z một môi trường tự do, thoải mái để họ phát triển ý tưởng và làm việc thay vì gò bó 8 tiếng/ngày sẽ giúp họ phát huy tối đa tiềm lực. Nhưng ngoài ra, để gây hứng thú với Gen Z trong hàng hoạt tin tuyển dụng trên môi trường internet thì nên chú trọng hơn về các khoản bonus, thưởng tương xứng với cống hiến là điều mà nhà tuyển dụng cần quan tâm. 

3. Luôn mong muốn được thể hiện quan điểm cá nhân

Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

Thế hệ Gen Z tiếp xúc với nguồn thông tin đa chiều, cập nhật nhanh chóng và có sự tự tin tối đa với bản thân, nên họ luôn mong muốn được bày tỏ quan điểm cá nhân một cách rõ ràng. Nên nhà tuyển dụng muốn thu phục thế hệ này cần tạo môi trường, điều kiện để họ không ngần ngại nói lên quan điểm của mình.Trong các buổi làm việc, họp nhóm, với lãnh đạo hãy để họ được góp ý mang tính xây đựng để giải quyết vấn đề.

4. Thế hệ sẵn sàng nhảy việc thử thách bản thân

Một thực tế mà doanh nghiệp luôn đặc biệt chú trọng là sự phát triển của thị trường chuyển việc. Một thế hệ “sống kèm” với công nghệ thông tin và không tách rời công nghệ thông tin, họ luôn cập nhật sớm nhất về thị trường công việc hiện tại và sẵn sàng chấp nhận thử tách nhảy việc để đón cơ hội mới hấp dẫn hơn. 

>>> Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới được áp dụng hiệu quả nhất hiện nay

II.    Nhà tuyển dụng cần làm gì đên thu hút nhân sự gen Z 

Nguồn nhân lực Gen Z là thế hệ trẻ và tác động trực tiếp đến thị trường lao động trên toàn cầu. Với nhu cầu ngày càng cao và đặc biệt củ thế hệ này như: áp dụng công nghệ vào quy trình tuyển dụng, thời gian tuyển dụng ngắn, chú trọng giao tiếp trực tiếp…)thì nhà tuyển dụng cần có sự sáng tạo đặc biệt để thu hút thế hệ này. 

Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

Một số chiến lược tuyển dụng có thể tham khảo như: 

  • Liên kết các trường đào tạo: Tạo mối liên hệ với nhà trường, giúp nhà tuyển dụng có nguồn ứng viên Gen Z chắt lọc, tiết kiệm tối đa chi phí tìm ứng viên. 
  • Xây dựng website tuyển dụng của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp nhất: Như đã đề cập, Gen Z là thế hệ của thông tin kỹ thuật số. Họ tiếp cận và đánh giá nhà tuyển dụng thông qua các thông tin trên internet là chủ yếu, vì vậy hãy thiết lập website tuyển dụng doanh nghiệp thật chuyên nghiệp, hiện đại để tạo niềm tin và thu hút nhiều ứng viên hơn. 
  • Thiết lập bảng mô tả công việc hấp dẫn: xây dựng bảng yêu cầu về công việc thu hút người xem, viết hay và cập nhật các thông tin mới nhất là cách để tạo ấn tượng với thế hệ gen Z. 
  • Mỗi nhân viên là mỗi nhà tuyển dụng: Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh thương hiệu tuyển dụng thông qua nhân viên hiện hữu và nhân viên cũ, giúp họ trở thành nhà tuyển dụng hiệu quả nhất. Tận dụng các mối quan hệ cá nhân của nhân viên này để có nguồn ứng viên chất lượng. Ngoài ra, các ứng viên sẽ có cái nhìn chân thực hơn về văn hóa công ty, thúc đẩy mối quan tâm về vị trí đang tuyển dụng. 

>>> Xem thêm:

III.    Quy trình tuyển dụng nhân sự khi ứng viên là gen Z

Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Nhà quản lý xem xét các vị trí còn trống, hoặc các yếu tố năng lực, kỹ năng đang còn khiếm khuyết mà nhân viên mới có thể bù đắp để bổ sung. 

Bước 2: Xây dựng bản mô tả công việc

Thiết lập bảng yêu cầu công việc thật hấp dẫn, thu hút người trẻ, kèm theo đó là các chế độ phúc lợi đánh vào tâm lý Gen Z: như tự do về giờ giấc, chế độ phúc lợi về sức khỏe, teabuilding,… Được đánh giá góp ý xây dựng công ty một cách ẩn danh…

Bước 3: Tìm kiếm ứng viên tài năng

Viral thông tin tuyển dụng lên các phương tiện truyền thông công nghệ mới hiện đại, với nhiều phương thức tiếp cận mới, tạo hứng thú ứng viên: tin tuyển dụng truyền thống website doanh nghiệp, hội nhóm các trang mạng xã hội, nơi các ứng viên chia sẽ kinh nghiệm tìm việc…, tận dụng mối quan hệ để tiếp cận ứng viên. Là nhà tuyển dụng hiện đại, đừng bị động theo phương thức truyền thống. Hãy xây dựng hướng đi riêng cho mình trong việc tiếp cận ứng viên. 

Bước 4: Sàng lọc CV

Khi đã thu hút ứng viên với một dữ liệu đủ nhiều, bước tiếp theo là sàn lọc dựa trên bản yêu cầu công việc. Các tiêu chí sắp xếp sàn lọc có thể làm như sau:

  • Sàng lọc dựa trên cơ sở tiêu cơ bản về vị trí tuyển dụng
  • Sắp xếp theo: kinh nghiệm, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn…
  • Thế hệ gen Z thích thể hiện cá nhân, và thường xuyên tương tác với MXH, vì vậy nhà tuyển dụng có thể tận dụng yếu tố này để đánh giá về lối sống, văn hóa, quan điểm cá nhân để sàn lọc ứng viên.

Bước 5: Phỏng vấn

Quy trình tuyển dụng nhân sự thu hút ứng viên gen Z

Tùy theo quy mô, nhu cầu và điều kiện mà các nhà tuyển dụng có phương pháp phỏng vấn khác nhau.
Tuy nhiên, tương tự với các ứng viên khi phỏng vấn cần chuẩn bị kỹ về bản thân thì nhà tuyển dụng cũng phải có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung phỏng vấn.

Các ứng viên thế hệ Gen Z là những người nhạy cảm, họ cần được tôn trọng. Vì thế khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng cần nắm các thông tin về ứng viên để tạo sự thiện cảm với họ trong bước đầu thu phục nhân tài. Hơn nữa, Gen Z thích chia sẽ thông tin, mỗi trải nghiệm của họ trong quá trình phỏng vấn chính là phương pháp marketing 0 đồng về văn hóa doanh nghiệp mà công ty có thể tận dụng. 

Bước 6: Đánh giá sau phỏng vấn.

Doanh nghiệp cần có bảng tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan. Sau đó xác định danh sách ứng viên trúng tuyển phù hợp. 

Tham vọng về việc thể hiện bản thân và nhu cầu nghề nghiệp của gen Z cao hơn nhiều so với thế hệ đi trước. Vì vậy, ngay từ khâu bước đầu tuyển dụng, doanh nghiệp hãy tạo tiền đề, cơ hội để họ phát huy và có hứng thú với môi trường văn hóa doanh nghiệp bạn. Đây là các thế hệ tiếp nối ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và bứt phá trong vài năm tới. 

Có thể bạn quan tâm: